Giỏ hàng

Lỗi views/plugins/sicommerce-cart/cart/cart-total.php

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc sầu riêng

16/01/2024
Tin tức

Việc bón phân cho cây ăn quả đặc biệt là khi bón phân cho cây sầu riêng việc chú ý đến loại phân sử dụng, nhu cầu sinh lý, phù hợp với điều kiện đất đai, đúng lúc và đúng phương pháp là những yếu tố quyết định giúp cây phát triển tốt hơn, góp phần tăng năng suất cây trồng.


NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG

Loại phân được sử dụng để bón cho cây sầu riêng
Phân vô cơ:
Đối với cây sầu riêng việc sử dụng phân vô cơ giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của cây, hàm lượng dinh dưỡng cao, ổn định, dễ kiểm soát, dễ vận chuyển và dễ sử dụng. Những loại phân vô cơ có thể sử dụng để bón cho cây sầu riêng như: Đạm, Lân, Kali, hoặc N-P-K tùy theo giai đoạn phát triển của cây trồng. Tuy nhiên sử dụng đơn độc phân vô cơ lâu ngày sẽ khiến đất bị chai cứng, chua dẫn đến cây hấp thụ kém cũng như hạn chế vi sinh vật có lợi phát triển đều đó làm cho cây dễ bệnh hơn.
Phân hữu cơ:
Ngoài việc sử dụng phân vô cơ, bà con nên bón kèm thêm phân hữu cơ có nguồn gốc vi sinh sẽ giúp các vi sinh vật có lợi phát triển tốt, tổng hợp được chất dinh dưỡng cho cây, giúp giữ nước, giữ ẩm, đất trở nên tơi xốp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
Bón phân tùy theo nhu cầu sinh lý của cây.
Ở từng giai đoạn, cây sầu riêng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau như:
+ Giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cây sẽ cần Đạm, Lân nhiều hơn Kali.
+ Ở thời kỳ phát triển quả cây lại cần Kali nhiều hơn Đạm.
Có nhiều thời kỳ bà con cần bón phân cho cây sầu riêng như: Bón lót, bón thúc và bón trước ra hoa, nuôi hoa và bón nuôi quả, bón phục hồi au thu hoạch…
Bón phân dựa trên đặc điểm đất trồng
Việc bón phân cho cây sầu riêng căn cứ vào đặc điểm đất   bh   nơi trồng sẽ giúp bổ sung thêm lượng dinh dưỡng cần thiết khi cây có nhu cầu, đồng thời sẽ tránh lãng phí lượng chất đã có sẵn trong loại đất đó.
Bón phân đúng lúc và đúng thời điểm.
Bón phân cho cây sầu riêng không phải lúc nào cũng để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, đôi khi bón phân còn để hạn chế tốc độ sinh trưởng của cây trong một số trường hợp như ngăn chặn cây ra lá non, đọt non thời kỳ ra hoa tạo quả tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng, hoặc bón phân để tăng khả năng chống chịu của cây trước các tác động xấu từ bên ngoài.
Thời tiết và mùa vụ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc bón phân. Mưa lớn sẽ gây rửa trôi, nắng nóng sẽ làm phân khó tan hoặc dễ bốc hơi khiến cây không thể hấp thụ. Vì vậy, bà con nên chú ý bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh bón vào buổi trưa cũng như những ngày mưa lớn…
Phương pháp bón phân cho cây sầu riêng
Có hai phương pháp chính đó là bón gốc và bón lá:
- Bón gốc: Bà con đào rãnh hoặc xới nhẹ quanh gốc cây theo bề rộng tán lá với kích thước chiều sâu là 10-20 cm, chiều rộng 10-20 cm, hoặc có thể to hơn 10-30 cm, sau đó cho phân bón vào, lấp đất lại và tưới nước.


- Bón lá: Phân bón sau khi đã chuẩn bị sẽ cho vào bình xịt, phun đều trên lá, nếu như ướt cả hai mặt lá thì càng tốt.
QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG

Giai đoạn chuẩn bị đất trồng


Để cây sầu riêng có thể phát triển tốt nhất, giai đoạn trước khi đưa cây con xuống đất trồng, bà con nên chuẩn bị bón lót như sau:
- Trước 15-30 ngày dùng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 5-7kg trộn với đất cho vào hố lấp lại, sẵn sàng dinh dưỡng để cây sầu riêng con có thể sử dụng ngay.
- Để phòng trừ nấm bệnh có trong đất trồng, trước khi bón phân hữu cơ 10-20 ngày, bà con có thể dùng thêm vôi hoặc các dòng thuốc chuyên phòng trừ nấm hại trong đất rãi hoặc phun lên khu vực đất trồng. Lưu ý một điều là không nên bón vôi và phân hữu cơ cùng một thời điểm, vì vôi sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong phân, làm giảm tác dụng của việc bón lót từ phân hữu cơ.

Giai đoạn cây sầu riêng con


Thường thì bà con nông dân ít bón phân cho cây sầu riêng mới trồng, chủ yếu là bón lót bằng phân chuồng đã xử lý hoặc phân hữu cơ vi sinh.

Giai đoạn cây từ 1-3 năm tuổi: 

Phân vô cơ:
- Sau khi trồng khoảng 7-8 ngày nên tiến hành cung cấp thêm phân hữu có vi sinh và phun phân bón lá cho cây sầu riêng để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây phát triển bộ tán lá và bộ rễ khỏa mạnh.
- Ngoài ra để kích thích thêm khả năng sinh trưởng của cây, trong năm đầu bà con có thể tăng thêm lượng đạm theo tỷ lệ NPK 2-2-1 khoảng 50g/gốc theo mỗi giai đoạn cách nhau 20-30 ngày.
Đến năm thứ 2 và 3 tiếp tục theo quy trình trên lặp lại nhưng lượng phân bón sẽ tăng theo tỉ lệ phát triển của cây trồng.
- Bà con nên phun theo định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu, trong 6 tháng tiếp theo phun 2 lần/tháng, từ 1-3 năm tuổi là 1 lần/tháng với lượng phân hữu cơ vi sinh từ 2-3kg/cây.
Phân hữu cơ: Để bón phân cho cây sầu riêng, bà con có thể sử dụng khoảng 10-15kg/cây/năm, chia ra nhiều lần bón để cây hấp thụ tốt nhất và tránh việc lãng phí.

Giai đoạn ra hoa và tạo quả.


 Giai đoạn đón hoa:
+ Phân vô cơ: Trước 30-40 ngày để cây sầu riêng bước vào giai đoạn tạo mầm hoa diễn ra dễ dàng, bà con nên bón thêm một lượng phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 với lượng từ 2-3kg/cây. Kết hợp thêm phun qua lá giúp cây ra hoa tốt hơn.
+ Phân hữu cơ: Để tạo thêm chất đệm, ổn định độ chua cho đất ở giai đoạn này bón phân hữu cơ (Gà cố tím) với lượng từ 5-10kg/gốc tùy theo độ tuổi của cây.

Giai đoạn nụ hoa hình thành rõ:

+ Trong thời gian này bà con nên bón phân cho cây sầu riêng để bổ sung thêm dưỡng chất cho quá trình hình thành hoa tốt hơn, bằng cách sử dụng thêm NPK 20-20-20 với liều lượng từ 2-3kg/cây, kết hợp với thuốc trừ sâu và thuốc phòng trừ nấm để phòng trừ sâu ăn hoa.
+ Trường hợp đang hình thành nụ hoa nhưng cây ra nhiều đọt non, bà con sử dụng gấp đôi lượng NPK 20-20-20 theo hướng dẫn trên bao bì hoặc bổ sung thêm phân bón lá giúp cây ra hết phần đọt cho đến khi lá già thì ngưng để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và nụ hoa.

 Giai đoạn cây bắt đầu cho quả:

Khi sầu riêng bắt đầu cho quả với đường kính từ 10-15cm, bà con nên bón NPK 12-12-17 với liều lượng 2-3kg/cây, giai đoạn này giảm lượng Đạm và tăng lượng Kali sẽ giúp kích thích quả phát triển tốt hơn. Nên kết hợp thêm phân bón vi lượng (Vi sinh Khoáng), hoặc các sản phẩm chuyên dùng nuôi trái phun lên xung quanh trái.

Giai đoạn trước khi quả chín:

Đây là thời điểm bà con nên bón thêm lượng NPK 16-16-8 để đảm bảo chất lượng quả với liều từ 2-3kg/cây. và bón thêm vi lượng với liều lượng 150-300g/gốc tùy theo độ tuổi của cây trồng.
Giai đoạn sau khi thu hoạch.
Ngay sau khi thu hoạch xong, bà con nên tiến hành tỉa cành và bón phân cho cây sầu riêng để phục hồi, giúp đảm bảo năng suất cho mùa vụ sau:
- Phân vô cơ: Lượng phân vô cơ được sử dụng có hàm lượng Đạm, Lân cao và giảm lượng kali theo công thức NPK 18-11-5 với liều lượng 2-3kg/cây.
- Phân hữu cơ: Sau khi thu hoạch khoảng 90%, cây sầu riêng cần được cung cấp lượng phân hữu cơ vi sinh để cây phục hồi, liều lượng nên dùng là 4-5kg/gốc, đồng thời kết hợp các dòng sản phẩm hữu có nước cho cây nhanh phục hồi.
Cách bón vôi cho cây sầu riêng nhằm cải tạo đất
Bón vôi cho cho cây sầu riêng là việc cần thiết khi trồng và chăm sóc, tuy nhiên không phải bón vôi càng nhiều càng tốt, sử dụng vôi còn phải cân nhắc đến lợi ích và tác hại của nó. Bón vôi cho cây sầu riêng tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất: đất nhiều hữu cơ bón nhiều vôi và sau nhiều năm mới bón lại. Ngược lại nếu đất ít hữu cơ nên bón lượng ít hơn nhưng nên bón vôi thường xuyên hơn.
- Với vườn sầu riêng chưa cho thu hoạch có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm.
- Với các vườn sầu riêng đang cho trái, chỉ nên bón sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc sau thu hoạch khác như cắt cành, tạo tán, bón phân, bồi đắp bổ sung, phòng trừ nấm, sâu bệnh.
Bón vôi cho cây sầu riêng giúp nâng pH để ức chế vi sinh vật gây hại và kích thích vi sinh vật có ích phát triển. Ủ bằng Trichoderma trước khi sử dụng phân chuồng dùng để bón cho cây. Tưới bổ sung trực tiếp vi sinh vật sau khi bổ sung phân hữu cơ để giúp phân giải nhanh, phòng trừ nấm bệnh gây ra các bệnh vùng rễ.
Để nhanh chóng cũng như đỡ tốn công sức, bà con thường có xu hướng bón phân gà tươi chưa ủ hoai cho cây sầu riêng. Tuy nhiên trong phân gà tươi chưa xử lý chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho cây, bênh cạnh đó vẫn còn mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Để khắc phục tình trạng đó, bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã qua xử, có nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng những loại phân trôi nổi gây ngộ độc đất và ảnh hưởng cây trồng.
0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc sầu riêng

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan